Danh mục

CEO Trần Văn Lê: 'Đưa sản phẩm thương hiệu Phương Linh dẫn đầu thị trường ASEAN'

Lượt xem: 2204
PHƯƠNG LINH - Khẳng định đẳng cấp quốc tế “Ước mơ có xa vời quá không?” là câu hỏi mà chúng tôi dành cho Trần Văn Lê khi nghe anh chia sẻ về tầmnhìn đưa Công ty TNHH Sản xuất cơ điện và Thương mại Phương Linh trở thành côngty hùng mạnh số một của Việt Nam và Đông Nam Á về sản xuất quạt công nghiệp và thiết bị xử lý không khí. 

CEO Trần Văn Lê tự tin đáp: Không có gì là xa vời cả. Nếu nhìn vào hành trình lập nghiệp, để có chỗ đứng trên thị trường ngày hôm nay của tôi và Công ty Phương Linh, bạn sẽ thấy mục tiêu trên của chúng tôi là hoàn toàn trong tầm tay.


Sinh ra tại miền quê nghèoThanh Chương (Nghệ An), nơi được mệnh danh là “Tối ăn khoai đi ngủ/ sáng ăn củ đi làm”. Nhà lại đông anh em (Lê là con thứ 4 trong gia đình có 5 anh em), cả tuổi thơ Lê sống trong đói nghèo triền miên. Nhưng bố mẹ dù nghèo vẫn dành dụm để anh và các anh chị em khác được đi học. Nhiều lúc thấy gia đình vất vả quá,Lê cũng muốn bỏ học đi làm, nhưng bố mẹ động viên, chỉ có học mới mong thoát được đói nghèo. Vậy là Lê lại cố gắng đến trường. Anh học giỏi lắm, liên tục những năm phổ thông đều đứng nhất lớp và được bầu làm lớp trưởng.


Tốt nghiệp PTTH, anh phải dừng bút để hiện nghĩa vụ quân sự  như baothanh niên trai tráng khác. Lê đi bộ đội. Ở bộ đội, anh được cấp trên đánh giácao năng lực và cử đi thi tuyển vào Trường Kỹ thuật của Tổng cục Hậu cần. Lê dễdàng thi đỗ, trong quá trình học ở trường, anh luôn là học viên thuộc tốp đầu lớp và vinh dự được kết nạp Đảng.  

PHƯƠNG LINH - Khẳng định đẳng cấp quốc tế 

Anh Trần Văn Lê - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện & Thương mại Phương Linh

 

Tốt nghiệp, Trần Văn Lê được phân công về làm việc tại một đơn vị kinh tế của Tổng cục Công nghiệp, Bộ Quốcphòng. Đó là thời điểm những năm sau chiến tranh, đất nước vô cùng gian khổ. Đến khi Lê lập gia đình (hai vợ chồng cùng đơn vị), cuộc sống lại càng khó khăn bội phần. Đồng lương bộ đội khi đó thấp lắm, hai vợ chồng làm không đủ nuôi con,anh quyết định xin nghỉ để ra bươn chải bên ngoài.

 

Ra ngoài với hai bàn tay trắng,vốn không, sổ gạo cũng không. Thời điểm đó vẫn còn bao cấp, ngăn sông cấm chợ,đâu dễ gì kiếm sống. Không ít bạn bè lo ngại cho anh. Nhưng với bản lĩnh của mộtngười lính, Lê vẫn quyết tâm lao vào cuộc chiến mới - cuộc chiến chống đói nghèo.

 

Các cụ dạy “phi thương bất phú”, Lê bèn… đi buôn. Nghe thì to tát vậy, nhưng mặt hàng anh buôn là theo kiểu “lông gà lông vịt”: Về Nghệ An mua trứng vịt, mộc nhĩ, đậu xanh mang ra chợ Đồng Xuân ngồi bán. Để “kết hợp kinh doanh hai chiều”, cũng là tận dụng một lượt tiềntàu xe, anh mang quần áo, thuốc lá, bánh kẹo từ Hà Nội về quê đổ buôn. Khó có thể kể hết gian truân, vất vả của nghiệp buôn, nhiều lúc bị trấn cướp, bị ducôn đánh đập đòi tiền bảo kê. Phải bản lĩnh lắm anh mới trụ lại được chốn chợ búaô hợp. Tối tối, Lê cặm cụi ngồi chọn từng quả trứng, nhặt từng chiếc mộc nhĩ đểphân loại, hàng ngon thì đem bán chợ Đồng Xuân, hàng loại hai thì bán chợ Ngã Tư Sở. Cứ nhặt nhạnh vậy nhưng cũng là tạm đủ nuôi gia đình, kinh tế chỉ “phọt phẹt” hai chữ “đủ ăn”.

 

Bước ngoặt của Lê bắt đầu từnăm 1991. Khi đó, đất nước đã xóa bỏ bao cấp được mấy năm, nhưng hàng hóa vẫn rất khan hiếm. Có nhiều tay buôn đánh những chuyến hàng đồ cũ, máy móc hỏng, phế thải từ nước ngoài về bán trong nước. Nhận thấy buôn bán lặt vặt chỉ đủ ăn, Lê quyếtđịnh xin đi làm thuê cho một ông chủ chuyên đánh loại hàng này. Hồi ấy các chủ buôn chỉ đánh hàng về rồi bán lại ăn chênh lệch. Nhờ trình độ và kiến thức kỹ thuật được học trong trường về các loại máy móc, Lê nghĩ, tại sao không sửa chữa lại, phục hồi giá trị sử dụng để bán với giá cao hơn?

 

Nghĩ là làm. Tích cóp được chút vốn, Lê “ôm” ngay một số lô máy móc cũ hỏng. Cái nào hỏng ít thì anh sửa lại,hỏng nhiều thì anh phá lấy linh kiện còn tốt, lắp thành cái mới. Anh là ngườinhiệt tình với khách, không phải cứ bán hàng xong là phủi tay như đa phần cáctay buôn hồi ấy, mà hễ khách yêu cầu sửa chữa, điều chỉnh gì là anh vui vẻ làmluôn. Có những lần anh tự tay sửa chữa, bảo dưỡng và thuê xe chở đến tận nhàcho khách hàng. Nhờ sự nhiệt tình đó mà mối quan hệ của anh ngày càng mở rộnghơn, khách hàng đặt mua tơi tới, thu bộn tiền.
 

PHƯƠNG LINH - Khẳng định đẳng cấp quốc tế

Anh Trần Văn Lê và cán bộ nhân viên Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện & Thương mại Phương Linh
 

Thế nhưng nhận thấy xu hướng tiêu dùng dần có sự chuyển dịch khi đời sống người dân được nâng cao, Lê nhận thấy, muốn “giàu bền” thì phải đi vào sản xuất. Thế là trong anh nung nấu một quyết tâm thành lập công ty sản xuất. Và tính ra, quá trình để chuẩn cho sự rađời của công ty riêng mình, anh phải có sự chuẩn bị từ gần chục năm. Thế là tháng 6 năm 2000, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Phương Linh (sau này đổi tên thành Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh) chính thức ra đời. Thời gian đầu, công ty chỉ sản xuất các loại quạt công nghiệp đơn giản với giá thành cạnh tranh. Cùng với thời gian, danh tiếng của Công ty Phương Linh dần được khẳng định. Từ chỗ hàng chỉ tiêu thụ lẻ tẻ cho những cá nhân nhận lắp đặt, dần dà các doanh nghiệp nhà nước đã chủ động tìm đến anh để đặt hàng.


Năm 2006, anh đầu tư thêmcác dây chuyền công nghệ mới, tối ưu mẫu mã sản phẩm. Phát triển sản xuất thêm máy hút bụi, hệ thống hút lọc bụi. Năm 2008, thành lập chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bước sang năm 2012, Trần Văn Lê đã quyết định đầu tư lớn, thay đổi về căn bản tầm vóc công ty với dây chuyền máy móc công nghệ cao, gồm: máy cắtLaser CNC Bystronic của Thụy Sỹ; máy chấn APHS 31240, Robot hàn tự động DAIHENcủa Nhật Bản; hệ thống sơn tĩnh điện; máy tiện CNC Doosan - Hàn Quốc; máy cắt HNC 3110; tổ hợp cân bằng động cánh quạt điều khiển kỹ thuật số; máy lốc tôn 04trục DAVI-Model MCA 2017…

Để phù hợp với quy mô ngàycàng tăng trưởng, năm 2013, Công ty Phương Linh mở rộng nhà máy sản xuất lên17.000 m2 tại KCN Quang Minh (Vĩnh Phúc). Năm 2015, Phương Linh xây dựng nhàmáy thứ hai tại KCN Thái Hòa, Đức Hòa, Long An. Đến năm 2016, Công ty đã trở thành thành viên chính thức của AMCA (tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ,được thành lập bởi hàng trăm doanh nghiệp, tổ chức trên toàn thế giới, chứng nhậncho các sản phẩm - thiết bị liên quan tới lưu chuyển và điều khiển không khí).

 

Hiện Phương Linh đã sản xuất được hầu hết các loại quạt công nghiệp và thay thế được hàng nhập khẩu. Các loạiquạt công nghiệp do Phương Linh sản xuất đã có mặt ở mọi miền đất nước, trongnhững công trình trọng điểm quốc gia, được khách hàng nước ngoài như Nhật Bản,Hàn Quốc, Trung Quốc… đón nhận. Không dừng lại ở đó, Phương Linh đang từng bước nỗ lực đưa DN trở thành công ty hùng mạnh số một của Việt Nam và Đông Nam Á trong lĩnh vực này.

 

PHƯƠNG LINH - Khẳng định đẳng cấp quốc tế

Anh Trần Văn Lê tranh biện cùng các doanh nhân trong chương trình CEO – Chìa khóa thành công (do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Hoanggia Media Group thực hiện)
 

Điều gì đã làm nên thànhcông của Công ty Phương Linh? Trả lời câu hỏi của chúng tôi, Giám đốc Trần VănLê chỉ đáp gọn: Có 3 điều mà tôi luôn tâm niệm để làm tốt, đó là “Khách hàng là ân nhân; Con người là cốt lõi; Gia tăng giá trị tối đa cho khách hàng là quyền lợicủa Phương Linh”. Thực hành đúng 3 điều này thì lo gì không thành công.

Bình Nguyên

Nguồn: Kết nối doanh nhân
http://ketnoidoanhnhan.com.vn/chan-dung-doanh-nhan/ceo-tran-van-le-dua-san-pham-thuong-hieu-phuong-linh-dan-dau-thi-truong-asean.html