Danh mục

TÌM HIỂU VỀ MOTOR QUẠT HÚT CÔNG NGHIỆP

Lượt xem: 541

Quạt công nghiệp đang sản phẩm không thể thiếu cho nhà xưởng, nhà máy, tòa nhà. Quạt có chức năng thông gió làm mát, PCCC cho các khu vực lắp đặt quạt.  Một chiếc quạt công nghiệp được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau như cánh quạt, vỏ quạt, bệ đỡ, motor. Trong bài viết này Phương Linh sẽ giới thiệu đến bạn đọc về motor của quạt. Một bộ phận không thể thiếu giúp cho quạt hoạt động một cách bền bỉ. 

Motor quạt công nghiệp là gì?

Motor quạt công nghiệp là gì?

Động cơ hay motor sử dụng cho quạt công nghiệp là nguồn tạo động lực cơ học cho sự hoạt động của quạt. Không chỉ trong quạt hút công nghiệp, mà rất nhiều những thiết bị công nghiệp, thiết bị gia dụng khác đều sử dụng motor. Đây là bộ phận quan trọng quyết định sự hoạt động của quạt có hiệu quả hay không. Do vậy đây là yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn quạt hút công nghiệp. 

Cấu tạo và thông số kỹ thuật của motor quạt công nghiệp

Motor (động cơ) được lắp vào quạt công nghiệp có chức năng giúp quạt thực hiện các chức năng của mình như làm mát, thông gió và hút bụi. Cấu tạo và thông số kỹ thuật của motor sẽ có sự khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, kích thước, công suất và điều kiện hoạt động. Dưới đây là một số thông số kỹ thuật cơ bản của động cơ quạt công nghiệp: 

Cấu tạo và thông số kỹ thuật của motor quạt công nghiệp

  • Cấu tạo: Động cơ quạt công nghiệp thường có cấu tạo gồm stator quạt công nghiệp và rotor. Stato là phần không di động của motor, bao gồm các cuộn dây dẫn điện được đặt trong lòng đế từ hoặc lõi sắt. Rotor là phần quay của motor, chứa từ tính và được nối với trục quay của quạt.
  • Công suất: Động cơ quạt công nghiệp có công suất đa dạng, từ vài chục watt đến hàng trăm kW, tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể. Công suất của động cơ quạt công nghiệp cần phải được lựa chọn phù hợp với yêu cầu hoạt động của quạt.
  • Điện áp hoạt động: Motor quạt thường hoạt động với điện áp 1 pha hoặc 3 pha, với các giá trị điện áp định mức phổ biến là 220V, 380V, 440V hoặc 660V.
  • Tốc độ quay: Tốc độ quay của loại motor này phụ thuộc vào loại motor và yêu cầu của ứng dụng. Thông thường, tốc độ quay của động cơ quạt công nghiệp dao động từ vài trăm đến vài nghìn vòng/phút.
  • Cấp bảo vệ: Motor quạt thường được bảo vệ bằng cách sử dụng lớp cách điện và cấp bảo vệ theo tiêu chuẩn quốc tế như IP (Ingress Protection) để đảm bảo tính an toàn và độ bền trong môi trường công nghiệp khắc nghiệt.
  • Kích thước: Kích thước của động cơ quạt công nghiệp cũng đa dạng, tùy thuộc vào công suất và loại motor. 

Ứng dụng của motor quạt

Motor quạt được sử dụng trong một số ứng dụng khác nhau để cung cấp năng lượng động cho hoạt động của quạt công nghiệp. Dưới đây là một số ứng dụng của motor quạt công nghiệp: 

Ứng dụng của motor quạt

  • Làm mát: Motor quạt công nghiệp thường được sử dụng trong các hệ thống làm mát công nghiệp như hệ thống làm mát trong nhà xưởng, nhà máy sản xuất, làm mát kho lạnh…Quạt có ứng dụng trong việc đẩy không khí lưu thông giúp giảm nhiệt độ và duy trì điều kiện làm mát trong các môi trường lắp đặt quạt. 
  • Thông gió: Motor quạt công nghiệp còn có ứng dụng trong việc thông gió tại các khu vực như hầm mỏ, nhà xưởng, nhà máy sản xuất, nhà kho và các không gian khác. Nhờ motor quạt hút giúp lưu thông không khí, loại bỏ khói, hơi nước, bụi bẩn..
  • Hút bụi: Loại motor quạt này cũng được sử dụng trong các hệ thống hút bụi công nghiệp để loại bỏ bụi, mùi hóa chất và các chất ô nhiễm khác trong môi trường công nghiệp, như trong nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy hóa chất, và các công trình xử lý chất thải.
  • Quạt công nghiệp khác: Motor quạt còn được sử dụng trong nhiều ứng dụng công nghiệp khác như quạt làm mát cho các thiết bị điện tử, quạt làm mát cho các thiết bị công nghiệp, quạt trong hệ thống thông gió của hệ thống sưởi, làm mát cho thiết bị năng lượng mặt trời, vv.

Phân loại động cơ quạt hút công nghiệp

Vậy có những loại motor nào. Dưới đây là một số cách phân loại động cơ quạt hút công nghiệp sau. 

Phân loại động cơ quạt hút công nghiệp

Dựa theo điện áp

Hiện nay dòng điện thường dùng trong dân dụng là 220V và trong công nghiệp thường là 380V. Do vậy, khi sản xuất motor các nhà sản xuất cũng sản xuất các loại động cơ tương đương với 2 dòng điện này. Trong đó được chia thành 2 loại như sau:

  • Động cơ điện 1 pha ( Sử dụng cho dòng điện 220V)
  • Động cơ điện 3 pha (Sử dụng cho dòng điện 380V)

Dựa theo công dụng, điều kiện môi trường

Tùy thuộc vào điều kiện môi trường lắp đặt khi đó có sự lựa chọn động cơ thích hợp. Ví dụ như

  • Động cơ thường sử dụng trong môi trường điều kiện thường, không có hóa chất, không ẩm ướt
  • Động cơ chịu nhiệt, chống cháy: Thích hợp sử dụng cho môi trường có nhiệt độ cao. Ví dụ như hoạt động trong các lò hơi công nghiệp, lò đốt … hoặc sử dụng cho quạt phòng cháy chữa cháy. Động cơ chịu nhiệt có thể chịu nhiệt trong vòng 2 giờ đồng hồ từ 200 độ C đến 350 độ C.
  • Động cơ phòng nổ: Sử dụng trong các môi trường khắc nghiệt, nguy hiểm như môi trường hóa chất, môi trường chứa nhiều axit, lưu huỳnh… Sử dụng trong các hầm lò, môi trường sản xuất xăng dầu… Động cơ chống cháy có thiết kế nắp hộp cực điện, nếu gặp sự cố về điện, các tia lửa bên trong sẽ không bắt ra ngoài gây ra cháy nổ.

Phân loại động cơ theo hãng

Hiện nay trên thị trường có nhiều hãng động cơ quạt khác nhau. Ví dụ như: động cơ Elektrim, Teco, Hem, ATT, Toàn Phát, ABB….Mỗi hãng động cơ sẽ có những ưu điểm, chế độ bảo hành khác nhau khi đó giá cả của động cơ cũng có sự thay đổi. Quý khách hàng hãy dựa vào nhu cầu sử dụng của quạt để có bước chọn động cơ sao cho phù hợp. 

Tổng kết

Qua bài viết này quý khách hàng đã hiểu hơn về motor quạt hút công nghiệp. Phương Linh nhà sản xuất quạt và hệ thống hút lọc bụi số 1 Việt Nam sẽ mang đến các thương hiệu động cơ uy tín chính hãng vào các sản phẩm quạt công nghiệp của mình. Quý khách hàng cần tư vấn về động cơ, quạt công nghiệp, hệ thống hút lọc bụi. Hãy liên hệ với Phương Linh theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất. 

PHƯƠNG LINH - TĂNG GIÁ TRỊ VỮNG NIỀM TIN

  • Hotline: 18009433
  • Văn phòng giao dịch: M08-L14 KĐT Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
  • Nhà máy: KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội